Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc mẹ hút sữa, vắt sữa để bảo quản đã trở nên rất quen thuộc. Tuy nhiên, sữa mẹ sau khi vắt cần được bảo quản đúng cách để giữ được trọn vẹn những thành phần dưỡng chất và tránh nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe của con. Vậy sữa mẹ vắt ra để được bao lâu và cách bảo quản như thế nào? Mời các mẹ theo dõi trong nội dung dưới đây.
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Theo bác sĩ Nguyễn Bích Ngọc (Nguyên Trưởng khoa sản Bệnh viện Thanh Nhàn): Trong sữa mẹ có chứa nguồn dưỡng chất dồi dào và cân bằng nhất để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Đặc biệt, sữa mẹ là nguồn thức ăn dễ tiêu hóa nhất và không gây nguy cơ dị ứng cho trẻ. Tuy nhiên, trong sữa mẹ có chứa khá nhiều đường, dễ bị lên men và nhanh biến chất khi để ngoài môi trường. Do đó, sữa mẹ sau khi vắt hoặc hút ra cần được bảo quản đúng cách.
Theo khuyến cáo của WHO, UNICEF và Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, sữa mẹ sau khi vắt có thời gian lưu trữ như sau:
- Ở nhiệt độ ngoài môi trường từ 25 – 35 độ C, sữa mẹ có thể giữ được trong 6 – 8 giờ.
- Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ từ 4 độ C có thể giữ được từ 3 – 5 ngày.
- Nếu bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh sữa sẽ giữ được trong 3 tháng.
- Khi bảo quản trong tủ đông lạnh chuyên biệt với nhiệt độ dưới -18 độ C, sữa mẹ có thể giữ được tới 6 tháng.
Những lưu ý quan trọng khi bảo quản sữa mẹ
Do đặc tính dễ lên men và biến chất, nên khi vắt và bảo quản sữa mẹ cần có lưu ý những điều quan trọng dưới đây:
- Trước khi vắt hoặc hút sữa, mẹ cần rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn. Nếu dùng máy hút sữa, phải rửa sạch, tiệt trùng máy và để khô trước khi dùng.
- Sau khi vắt sữa cần được để vào túi hoặc bình trữ sữa chuyên dụng.
- Nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay, nên bảo quản luôn trong tủ lạnh hoặc tủ đông chuyên dụng.
- Các túi sữa khi trữ đông cần đánh dấu ngày vắt sữa lên để xác định được chính xác thời gian và tiện quản lý.
- Không bảo quản sữa chung với các thực phẩm khác, dễ gây nhiễm khuẩn chéo.
- Tủ trữ sữa cần được được vệ sinh, lau dọn thường xuyên.
- Liên tục kiểm tra các túi sữa trữ đông, sử dụng theo thứ tự: túi vắt trước sử dụng trước. Loại bỏ những túi sữa đã quá thời gian bảo quản theo khuyến cáo.
Hướng dẫn rã đông sữa mẹ
Bên cạnh việc bảo quản sữa đúng cách thì việc ra đông sữa cũng rất quan trọng. Nếu rã đông không đúng quy trình cũng có thể khiến sữa bị mất chất hoặc biến chất.
Các mẹ lưu ý, sữa mẹ sau khi cấp đông, không nên rã đông bằng cách đun sôi hoặc dùng lò vi sóng sẽ phá hủy một số chất và kháng thể bên trong sữa. Mẹ nên rã đông theo các bước sau:
- Nếu sữa để trong ngăn mát tủ lạnh, chỉ cần ngâm vào nước ấm là có thể sử dụng được.
- Nếu sữa bảo quản trong ngăn đá, mẹ cần chuyển sữa xuống ngăn mát tủ lạnh trước để ra đông, sau đó mới cho ra ngoài và ngâm trong nước ấm hoặc hâm sữa bằng máy ở nhiệt độ 40 độ C.
Lưu ý, nên làm ấm sữa từ từ, tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ sữa sẽ gây biến đổi các chất dinh dưỡng. Tốt nhất nên sử dụng máy hâm sữa ở nhiệt độ ổn định là 40 độ C. Nếu không có máy hâm, mẹ có thể ngâm trong bát nước ấm hoặc xả nước ấm liên tục để làm ấm chai sữa một cách từ từ.
Trên đây là những lưu ý quan trọng giúp mẹ bảo quản và sử dụng sữa vắt đúng cách. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, hãy liên hệ ngay theo số HOTLINE của Yoke để được các dược sĩ tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.
Dược sỹ Yến Anh tốt nghiệp bằng Giỏi Đại học Dược Hà Nội. Cô đã có 5 năm tư vấn chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe mẹ & bé.